Danh mục sản phẩm
Dịch vụ - kỹ thuật
Khi Quý Khách cần: Mua phụ tùng xe nâng; Chăm sóc, Bảo trì, Bảo dưỡng xe nâng; Sửa chữa xe nâng ... Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ kịp thời.
Hàng chính hãng, luôn có sẵn !!!
Tin tức - sự kiện
Tin Tức
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MUA XE NÂNG HÀNG CŨ (FORKLIFT SECOND HAND)
Với từng dòng xe nâng, chúng ta có các đặc điểm lưu ý khác nhau, tuy nhiên, cần hiểu rõ cấu tạo các bộ phận của xe nâng để có thể tham khảo và kiểm tra khi quyết định mua 1 chiếc xe nâng cũ.
Hai thành phần cấu tạo căn bản của xe nâng gồm: Bộ phận chuyển động và Bộ phận nâng hạ
1/ Kinh nghiệm mua xe nâng điện
Kiểm tra các mô tơ, ắc quy và hệ thống thuỷ lực của xe: năm sản xuất, tình trạng ắc quy, tình trạng hệ thống thuỷ lực, kiểm tra khả năng hoạt động của mô tơ.
Gồm vài kinh nghiệm như sau:
- Nên mua ắc quy xe nâng mới 100% thay vào để đảm bảo thời gian hoạt động. Lịch sử của ắc quy là việc rất khó đoán ngay cả với dân chuyên ngành xe nâng, chiếc ắc quy đó đã được sử dụng như thế nào, đã được làm lại hay chưa, họ sạc có đúng cách hay không, trừ phi trải nghiệm thực tế 1 thời gian. Mua 1 chiếc bình ắc quy mới sẽ có giá từ 80 triệu đến 120 triệu tuỳ loại, có thể hơn cho từng dòng xe nâng điện, thời gian sạc từ 8-10 tiếng, làm việc từ 5-6 tiếng liên tục. Tuổi thọ ắc quy (bình điện) sẽ phụ thuộc vào chu kỳ sạc, Chu kỳ sạc từ 1200-1600 lần (1 lần nạp và phóng điện tính là 1 chu kỳ) đối với bình mới.
- Kiểm tra hệ thống nâng hạ: Xích nâng, bạc đạn khung nâng, xi lanh (ben nâng hạ, ngã càng, sideshift...), hệ thống điều khiển, van chia dầu…. cách kiểm tra đơn giản nhất là nhìn bằng mắt thường xem độ hao mòn của nó đến đâu, không nên dựa vào số giờ hoạt động vì đồng hồ điện tử có thể được cài đặt lại. Nâng thử đúng tải ở rồi tắt máy, sau đó nhìn mức độ tụt xuống của khối hàng. Tuy nhiên, khi mua xe thường không có khối hàng để thử. Hãy làm việc với nhà cung cấp để có cơ hội thử tải hoặc cam kết nâng đủ tải khi mang về nhà máy kiểm nghiệm.
- Mô tơ nâng hạ, trợ lực và mô tơ di chuyển tới lui: Các hãng xe dùng các loại motor khác nhau. Nhiều nhà sản xuất xe nâng lớn có thể sản xuất mô tơ còn 1 số hãng phải đi đặt hàng và lắp ráp các loại linh kiện từ nhiều nhà máy khác nhau. Bạn nên tìm hiểu dựa vào catalogue chính hãng và kiểm tra lại với thực tế trên xe xem model của xe, của mô tơ có giống như công bố hay không (tuy nhiên, các phiên bản cho các thị trường khác nhau sẽ có thể có sự khác biệt, bạn cần tham khảo thêm chủng loại motor uy tín)
- Ngoài ra, như các loại xe nâng khác, bạn cần ngồi lên, lái thử, mở xem bảng điện, kiểm tra cần điều khiển, kiểm tra các trục, bánh xe, gầm gí lái, hệ thống thắng, cầu trước xe..., cần thiết thì yêu cầu thay mới dầu nhớt, các loại lọc, lốp xe, ắc quy, các thiết bị vỡ, hỏng, ốp mái, sơn xe, v.v…)
2/ Kinh nghiệm mua xe nâng động cơ
- Ngoài việc kiểm tra như xe nâng điện cũ, khi mua xe nâng động cơ cũ, bạn cần kiểm tra xem động cơ hoạt động như thế nào, sự rò rỉ nhiên liệu, khả năng tiêu hao nhiên liệu, máy còn zin hay đã từng rã, lịch sử động cơ là việc khó tìm hiểu, nhưng nhìn vào các con ốc của máy, nghe tiếng động cơ, phần nào bạn cũng biết được sơ bộ về chiếc xe cần mua.
Kiểm tra hệ thống nâng hạ cũng tương tự như xe nâng điện bằng việc thử tải, kiểm tra các bộ phận bên ngoài, hỏi về lịch sử xe.
- Cần quan tâm kỹ phần hộp số. Hộp số cơ thì phải thử vào số và nghe tiếng kêu, sau đó kiễm tra đến lá bố, mâm ép. Hộp số tự động của xe nâng thì không được xì nhớt, thử vào số không ga mà vẫn chạy bình thường là tốt.
Xe nâng động cơ cũ thường tiêu hao nhiên liệu lớn nênkhi mua bạn phải cân nhắc so sánh với việc mua 1 chiếc xe mới. Nếu xe của bạn hoạt động 2 ca/ngày trở lên thì nên cân nhắc mua xe mới hoặc thuê.